Sức Khỏe

Xuất hiện kính thông minh đeo 1 giờ/ngày giúp chữa cận thị

Cận thị là một tình trạng nhãn khoa phổ biến, trong đó chúng ta có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng các vật ở xa thì lại bị mờ. Để nhìn rõ, bạn phải đeo kính cận, kính áp tròng hoặc phẫu thuật mắt. Hiện nay số người bị cận thị đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của điện thoại và máy tính.

Do đó để đối phó với bệnh cận thị, công ty Kubota Pharmaceutical Holdings (có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) đã cho ra đời sản phẩm đặc biệt là “kính thông minh”, còn gọi là kính Kubota. Phía công ty cho biết, nếu đeo kính từ 60 đến 90 phút mỗi ngày, người bị cận có thể khắc phục hoàn toàn được tật cận thị.

Sản phẩm mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên đơn vị sản xuất vẫn đang tìm hiểu xem người dùng cần đeo kính trong bao nhiêu ngày để có thể chữa được cận thị vĩnh viễn, Nikkei Asia thông tin.

Sức khỏe - Xuất hiện kính thông minh đeo 1 giờ/ngày giúp chữa cận thị

“Kính thông minh” được cho là có thể giúp chữa tật cận thị nếu người dùng đeo khoảng 1 tiếng mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Theo thông cáo của công ty từ tháng 12 năm ngoái, kính Kubota hoạt động dựa trên nguyên lý thực hiện phương thức chiếu một hình ảnh từ thấu kính của bộ phận này lên võng mạc của người bị cận thị để điều chỉnh tật khúc xạ gây nên cận thị.

Công nghệ của “kính thông minh” làm giảm sự tiến triển của cận thị bằng cách chủ động kích thích võng mạc trong thời gian ngắn hơn trong khi duy trì thị lực trung tâm chất lượng cao. Nó có thể làm điều này mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người sử dụng.

Để đánh giá hiệu quả của sản phẩm mới, Kubota đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 25 người ở Mỹ. Công ty dự định bán kính ở châu Á đầu tiên, vào khoảng nửa cuối năm 2021. Bởi đây là khu vực có tỷ lệ người cận thị cao. Họ đang cân nhắc bán qua các đại lý địa phương hay bán online.

Kubota bắt đầu thử nghiệm lâm sàng kính thông minh vào mùa hè năm ngoái, sau khi xác nhận hiệu quả chữa bệnh của cơ chế này nhờ sử dụng một hệ thống máy tính. Công ty cũng đang nghiên cứu thiết bị dạng kính áp tròng giúp điều chỉnh cận thị, dành cho người không thể đeo kính có gọng.

Minh Hoa (t/h)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button