Video: Nấm mọc trong tai thu hút 4 triệu view chỉ sau 8 tiếng
Clip “cây nấm” khổng lồ mọc trong tai người đeo Airpod:
Tai nghe vốn là “vật bất ly thân” của giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là tai nghe bluetooth chất lượng đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống con người. Nó giúp chúng ta tiện lợi hơn trong quá trình di chuyển, tạo không gian riêng tư một cách tốt nhất. Tai nghe bluetooth giúp bạn nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi mà không sợ làm phiền người khác và thực sự đã trở thành một cơn sốt toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều người dần có thói quen sử dụng tai nghe thường xuyên mà quên mất việc vệ sinh chúng để thoải mái sử dụng, một tài khoản TikTok đã gây bão mạng khi chia sẻ clip về hậu quả của việc dùng Airpod khiến nhiều người rùng mình.
Trong clip, bác sĩ cẩn thận dùng nhíp gắp bỏ “vật thể lạ” hình tròn trong tai của bệnh nhân. Đó chính là nấm tai, nhưng nó đã phát triển đến mức khủng khiếp gây ra những cơn ngứa vô hạn cho bệnh nhân, nếu để lâu còn ảnh hưởng đến thính giác và có thể gây bệnh viêm tai giữa.
Đeo tai nghe liên tục là một trong những nguyên nhân chính khiến cửa tai bị bít lại, làm đường lưu thông khí bị chặn tạm thời. Từ đó, nhiệt độ và độ ẩm trong tai dần tăng lên, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh hơn, gây bệnh nấm tai.
Theo WHO, mỗi người chỉ nên đeo tai nghe khoảng 1 giờ/ngày để tránh bị điếc trong tương lai. Tuy nhiên khảo sát cho thấy, hiện thế giới có hơn 1,1 tỷ thanh niên và người trẻ tuổi có nguy cơ mất thính lực vì sử dụng tai nghe quá nhiều, hoặc do thích đến các buổi biểu diễn có âm thanh lớn.
Người trẻ chỉ nên nghe nhạc ở các thiết bị điện tử chỉ một tiếng mỗi ngày, với duy trì âm lượng chỉ ở mức 60%. Hãy chọn những loại tai nghe phù hợp với tai, không chọn loại quá lớn vì sẽ gây đau tai. Bên cạnh đó, bạn cần phải vệ sinh tai nghe thường xuyên để ngăn chặn bụi bẩn và mồ hôi đọng lại.
Đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, ảnh hưởng không tốt đến tai và giảm chất lượng cuộc sống. Những trường hợp có biểu hiện như ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, đau tai, hoa mắt, nghe âm thanh khác lạ trong tai chỉ mình nghe thấy là biểu hiện của chấn thương âm thanh cấp tính cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Nguyên Anh (Tổng hợp)