Sức Khỏe

Nghịch kíp mìn, bé trai 8 tuổi bị dập nát bàn tay

Chiều ngàu 10/8, Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống đưa tin, Bện viện đa khoa tỉnh Cao Bẳng cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bé trai bị dập nát bàn tay do nghịch kíp mìn phát nổ.

Bé trai T.M.C., 8 tuổi (Bảo Lâm, Cao Bằng) được đưa đến cấp cứu trong tình trạng tỉnh, 2 bàn tay chảy máu, sưng nề, dập nát phức tạp.

Qua thăm khám các bác sĩ nhận định, hai bàn tay bệnh nhân có tổn thương dập nát phức tạp, bàn tay, các ngón tay trái bị biến dạng hoàn toàn, gãy nát xương bàn ngón 1,2,3, bàn tay phải có vết thương gan bàn tay và gãy nát ngón 1,2.

Sức khỏe - Nghịch kíp mìn, bé trai 8 tuổi bị dập nát bàn tay

Bàn tay của bé C. bị dập nát nghiêm trọng do mìn nổ. (Ảnh: Suckhoedoisong.vn).

Theo người nhà kể lại, trong lúc đi chăn dê gần công trình giao thông đường bộ, cháu C. đã nhặt được một kíp mìn và cầm về nhà, khoảng 8h tối đem ra chơi thì phát nổ dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Gia đình lập tức đưa bé đến bệnh viện để điều trị.

Bác sĩ CKI Hoàng Trường Sơn – Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bện viên đa khoa tỉnh Cao Bằng) cho biết: “Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân đã được phẫu thuật cấp cứu bảo tồn xương bàn tay, tiến hành tháo bỏ, cắt lọc, làm sạch, tạo hình và đóng mõm cụt ngón 1, 2, 3 bàn tay trái; tháo bỏ khớp đốt 1-3, tạo mỏm cụt ngón 1 bàn tay phải và khâu phục hồi vết thương gan bàn tay…”.

Hiện sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Theo Infonet, trước đó vào ngày 4/8, bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cũng tiếp nhận bệnh nhân H.T.M.L., 7 tháng tuổi, trú tại huyện Hà Quảng, nhập viện trong tình trạng bỏng nặng.

Theo lời người nhà kể, khoảng 6h sáng, người nhà có để bát canh nóng trên bàn, bé đang chơi gần đấy vô tình kéo bàn làm bát nước canh nóng đổ lên người, sau tai nạn trẻ quấy khóc nhiều, bỏng nhiều vùng trước ngực, bụng, 2 bên đùi.

Không đưa con đến viện ngay mà người thân bé lại bôi kem đánh răng và tiết gà vào vết bỏng theo kinh nghiệm dân gian, nhưng không đỡ.

Trẻ quấy khóc nhiều nên người nhà đưa trẻ đến Trung tâm y tế Huyện Hà Quảng và được chuyển Bệnh viện tỉnh điều trị. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ bỏng rộng vùng bụng và mặt trước 2 đùi, có vết phỏng rộp trượt da, bỏng độ III diện tích khoảng 15%.

Trẻ được xử trí chống sốc, giảm đau, sơ cứu bỏng và chăm sóc theo dõi tại Khoa Chấn thương chỉnh hình.

Các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình khuyến cáo, đối với các loại bỏng thông thương, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng sẽ bị lạnh đột ngột làm tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.

Để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra với trẻ, bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ; để những thứ dễ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bát canh nóng… xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để ở lối đi khiến người khác va phải; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.

Với trẻ lớn, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng; bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng; không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ. Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong, tránh vô tình va phải gây bỏng.

Đối với những ca tai nạn thương tích ở trẻ em do hỏa khí các bác sĩ Chuyên Khoa bỏng cho biết thường rất nặng nề, nhiều khi ảnh hưởng đế tính mạng hoặc để lại hậu quả tàn tật là gánh cho gia đình, xã hội nặng về sau này.

Trong khi đó, những tại nạn như vậy thường có thể phòng tránh nếu như người lớn quan tâm sát sao hơn tới con em mình, cảnh báo, cung cấp thông tin về những vật liệu, hành vi có nguy cơ cao để giúp các em biết phòng ngừa.

Quốc Tiệp (t/h)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button